Công ty cổ phần D.COMMUNICATIONS, (sau đây gọi là “Công ty”) nhận thức rằng việc phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, rủi ro tài chính mở rộng, rủi ro vi phạm lệnh trừng phạt và các gian lận trong giao dịch tài chính (sau đây gọi cung là “Phòng chống rửa tiền”, v.v…) là trách nhiệm quan trọng của một tổ chức tài chính có sứ mệnh phục vụ công chúng, đồng thời xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong hoạt động quản lý. Dựa trên chính sách này, Công ty xây dựng hệ thống quản lý phù hợp và tuân thủ các quy định pháp luật cùng thông lệ quốc tế trong hoạt động kinh doanh.
-
Tổ chức hệ thống
- Ban lãnh đạo Công ty nhận thức tầm quan trọng của công tác phòng chống rửa tiền, v.v…bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chính để chủ động triển khai, đồng tời phổ biến các biện pháp phòng chống đến toàn thể nhân viên nhằm tăng cường hiệu quả quản lý.
- Công ty thiết lập bộ phận chuyên trách và người chịu trách nhiệm chính để quản lý tập trung, xây dựng chính sách ứng phó và thực hiện kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt tập trung vào việc ngăn chặn giao dịch với các đối tượng và quốc gia bị cấm vận.
- Công ty thực hiện các biện pháp xác minh giao dịch phù hợp dựa trên các quy định pháp luật trong và ngoài nước nhằm ngăn chặn khách hàng, đối tác (bao gồm đơn vị liên kết, đơn vị ủy thác) và nhân viên của công ty tham gia hoặc bị lôi kéo vào các hoạt động rửa tiền và các hành vi liên quan. Đồng thời, không ngừng kiểm tra, đánh giá và nâng cao hiệu quả các biện pháp ứng phó.
- Bộ phận kiểm toán nội bộ định kỳ đánh giá tính phù hợp của hệ thống quản lý rủi ro và đề xuất cải tiến.
-
Đánh giá và giảm thiểu rủi ro
-
Công ty áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro (RBA) để xác định, đánh giá và triển khai biện pháp giảm thiểu rủi ro sau
- Rủi ro rửa tiền: Khách hàng hoặc giao dịch có thông tin không rõ ràng hoặc có mô hình giao dịch bất thường
- Rủi ro tài trợ khủng bố: Khả năng giao dịch với các tổ chức khủng bố hoặc các cá nhân có liên quan
- Rủi ro tài chính mở rộng: Giao dịch tài trợ cho vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học hoặc các phương tiện vận chuyển vũ khí (ví dụ tên lửa, v.v…)
- Rủi ro vi phạm lệnh trừng phạt: Khả năng giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp với các đối tượng hoặc quốc gia bị cấm vận
-
Công ty tham khảo “ Báo cáo đánh giá rủi ro chuyển lợi nhuận phạm pháp” và “Báo cáo đánh giá rủi ro tài chính mở rộng” do Uỷ ban Anh ninh công bố để xác định rủi ro.
-
Công ty áp dụng biện pháp giảm thiểu rủi ro phù hợp với từng rủi rỏ liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và thường xuyên rà soát hiệu quả của các biện pháp này.
-
Chính sách giao dịch và tuân thủ chế tài
- Công ty áp dụng biện pháp quản lý tương ứng với mức độ rủi ro của khách hàng hoặc giao dịch, đồng thời duy trì việc cập nhật thông tin thường xuyên.
- Công ty thực hiện đối chiếu khách hàng và đối tác với danh sách cấm vận (OFAC, Chính phủ Nhật Bản, Liên Hợp Quốc, v.v…) để ngăn chặn giao dịch với các đối tượng bị cấm.
- Đối với các giao dịch liên quan đến quốc gia bị trừng phạt, công ty sẽ thực hiện thẩm định nâng cao (EDD: Enhanced Due Diligence) để ngăn chặn các giao dịch không phù hợp.
- Căn cứ theo quy định pháp luật, Công ty từ chối hoặc chấm dứt các mối quan hệ giao dịch không phù hợp, bao gồm cả việc thiết lập hoặc duy trì quan hệ với những đối tượng phạm tội tài chính.
- Công ty xây dựng hệ thống ứng phó nhanh chóng với các biện pháp trừng phạt như ngừng giao dịch hoặc phong toả tài khoản, v.v…
-
Báo cáo giao dịch đáng ngờ
Hệ thống giám sát giao dịch của Công ty có chức năng tự động phát hiện và cảnh báo giao dịch bất thường. Khi phát hiện giao dịch đáng ngờ, Công ty sẽ báo cáo ngay cho Cơ quan Tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan.
-
Phòng chống tội phạm tài chính
Công ty nhận thức rằng các hành vi phạm tội như lừa đảo chuyển khoản và việc sử dụng trái phép các dịch vụ của tổ chức tài chính là mối đe dọa đối với sự tin cậy của hệ thống tài chính. Do đó, công ty xây dựng các biện pháp để ngăn chặn và hạn chế sự phát sinh, lan rộng của các tội phạm tài chính này.
-
Quản lý đối tác
- Công ty thu thập và đánh giá thông tin về các đối tác một cách phù hợp, đồng thời thực hiện quản lý chặt chẽ theo mức độ rủi ro.
- Nếu phát hiện đối tác là ngân hàng "ma" (shell bank), thuộc đối tượng bị trừng phạt, cho phép giao dịch với ngân hàng "ma" hoặc có liên quan đến đối tượng bị trừng phạt, công ty sẽ nhanh chóng xem xét lại và thực hiện các biện pháp chấm dứt hoặc đình chỉ hợp tác.
-
Đào tạo nhân viên
- Công ty tổ chức chương trình đào tạo định kỳ phù hợp với vai trò của từng nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Nhân viên của công ty nhận thức rõ rằng việc phòng chống rửa tiền và các hành vi liên quan là trách nhiệm bắt buộc đối với những người hoạt động trong lĩnh vực tài chính, không ngừng nỗ lực nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, đồng thời hành động nhằm đảm bảo an toàn cho các giao dịch của khách hàng.
- Công ty tăng cường đào tạo việc sử dụng danh sách trừng phạt, nhận diện giao dịch đáng ngờ và rủi ro mở rộng tài chính.
-
Kiểm tra tình trạng tuân thủ
Công định kỳ kiểm tra tình trạng tuân thủ các biện pháp phòng chống rửa tiền và các hoạt động liên quan, và dựa trên kết quả kiểm tra, công ty không ngừng nỗ lực cải thiện liên tục. Thực hiện cập nhật các chính sách kịp thời theo sự thay đổi của các quy định quốc tế và pháp luật trong nước.
Ngày ban hành: 2023/08/01. (Sửa đổi bổ sung: 2025/02/01)